Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Hạt bông làm thức ăn

Hạt bông làm thức ăn

Hạt bông làm thức ăn

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định họ đã thành công trong nỗ lực tạo ra loại hạt bông có thể nuôi sống con người.

Bông có nồng độ chất độc

Bông có nồng độ chất độc gossypol thấp được trồng thử nghiệm tại Đại học Nông nghiệp và Cơ khí Texas (Mỹ). Ảnh: Daily Mail.

Bông được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Sản lượng hạt bông trên toàn cầu đạt chừng 44 triệu tấn mỗi năm. Daily Mail cho biết, hạt bông chứa protein song cây lại tạo ra gossypol - một hóa chất độc. Nó làm giảm lượng kali trong máu nên có thể gây tổn hại tới tim, gan của người và động vật. Vì thế mà chỉ có trâu, bò ăn được bông bởi dạ dày của chúng chứa những chất có khả năng phân hủy gosspysol.

Tiến sĩ Keerti Rathore, nhà khoa học của Đại học Nông nghiệp và Cơ khí Texas (Mỹ) cùng một số đồng nghiệp đã tìm cách loại bỏ hoặc giảm gossypol trong nhiều năm qua.

"Chúng tôi áp dụng kỹ thuật di truyền để tắt gene điều khiển quá trình sản xuất chất độc", Rathore cho biết.

Theo Daily Mail, sau khi chất gossypol biến mất, hạt bông có thể trở thành thực phẩm an toàn mà người và vật nuôi như gà, lợn có thể ăn. Lượng protein mà chúng cung cấp chẳng hề thua kém lúa mạch, trứng.

Nhóm nghiên cứu tuyên bố diện tích bông trên toàn thế giới hiện nay có đủ lượng protein cho 500 triệu người mỗi năm.

Với hàm lượng protein vào khoảng 22%, hạt bông có thể cải thiện chất lượng bữa ăn cho hàng chục triệu người suy dinh dưỡng. Hạt có mùi hấp dẫn và người ta có thể nướng chúng.

Tiến sĩ

Tiến sĩ Keerti Rathore và một trợ lý trong vườn bông thử nghiệm. Ảnh: Daily Mail.

Các nhà khoa học từng thành công trong việc "tắt" gene tạo ra chất độc gossypol từ thập niên 50 của thế kỷ trước. Song sự thiếu vắng hóa chất này lại giúp côn trùng và bệnh tật tấn công dễ dàng hơn. Tiến sĩ Rathore mới tìm ra cách khiến quá trình sản xuất gossypol chỉ bị ngăn cản trong hạt và vẫn diễn ra bình thường ở lá, thân, hoa và các mô. Những cây bông biến đổi gene đầu tiên mà ông tạo ra đã được trồng thử nghiệm hồi đầu năm nay. Chúng sinh trưởng bình thường và hàm lượng gossypol trong hạt ở mức an toàn với người.

Nhóm nghiên cứu sẽ phải tiến hành nhiều thử nghiệm nữa đối với giống bông mới, song họ tỏ ra lạc quan về tiềm năng của nó.

"Chúng tôi vẫn cảm thấy triển vọng của bông biến đổi gene rất sáng sủa", Jodi Scheffler, một chuyên gia về di truyền của Bộ Nông nghiệp Mỹ, phát biểu với Daily Mail.

Các nhà khoa học nói rằng chúng ta có thể nghiền hạt bông (có nồng độ gossypol thấp) thành bột rồi trộn với bột mỳ hoặc bột ngô để chế biến các dạng thức ăn như cháo, bánh, kẹo.

Minh Long

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét