Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

Giá thành TiO2 trong sơn tự sạch không đắt

Giá thành TiO2 trong sơn tự sạch không đắt

Giá thành TiO2 trong sơn tự sạch không đắt Tôi cũng có đôi lời muốn trao đổi để bạn đọc hiểu thêm về ứng dụng cũng như giá thành của hạt nano TiO2. Bản thân tôi cũng là người nghiên cứu loại vật liệu này nên tôi biết ít nhiều thông tin về chúng.

Người gửi: Vu Quoc Trung
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Sơn tự làm sạch

Thân chào TS Trần Thị Đức và bạn Wanner Bross,

Tôi đã đọc bài báo nói về sơn tự làm sạch mà TS Trần Thị Đức đã và đang nghiên cứu cũng như bài của bạn Wanner Bross. Tôi cũng có đôi lời muốn trao đổi để bạn đọc hiểu thêm về ứng dụng cũng như giá thành của hạt nano TiO2. Bản thân tôi cũng là người nghiên cứu loại vật liệu này nên tôi biết ít nhiều thông tin về chúng.

Đúng như bạn Wanner Bross nói, TiO2 có khá nhiều ứng dụng do có khả năng hấp thụ ánh sáng cực tím. Chính vì vậy nó có khả năng tự làm sạch như các bạn đã biết. Ngoài ra, chúng còn được dùng như là một vật liệu xúc tác quang hoặc dùng trong việc chế tạo pin mặt trời.

Đã là một sản phẩm của công nghiệp thì vấn đề giá thành thật đáng quan tâm. Bạn Bross có lẽ chế tạo nano TiO2 bằng phương pháp sol-gel? Nếu dùng phương pháp này bạn phải sử dụng các alkoxide. Chính vì vậy giá thành của TiO2 của bạn là rất cao và quy mô chỉ áp dụng được trong phòng thí nghiệm.

Đúng như ý kiến của TS Đức, TiO2 được sử dụng trong sơn để tạo màu là ở dạng thù hình Rutile, không có khả năng hấp thụ ánh sáng cực tím như TiO2 ở dạng thù hình Anatase. Giá thành của TiO2 loại P25 (Degussa, kích cỡ 21 nm) theo tôi được biết là không quá đắt. Chúng được sản xuất không phải bằng phương pháp sol-gel mà bằng phương pháp khác. Tôi có trao đổi với một tiến sĩ người Đức và nhận được câu trả lời là chúng được sản xuất bằng phương pháp plasma. Như vậy, một lần chế tạo người ta có thể thu được hàng tấn hạt nano. Khi chúng tôi có yêu cầu cung cấp hạt nano TiO2, chúng tôi đã nhận được 2 kg TiO2 (P25) từ công ty này mà không phải trả 1 đồng nào cả. TiO2 (P25) có thành thần chủ yếu là Anatase. Các bạn có thể tham khảo 1 số thông số ở trang web này:
https://www1.sivento.com/wps3/portal/action/ActionDispatcher/.aref/-528007759/.piid/71/.reqid/-1?productID=625&productGroup=3018&productSubGroup=-111&showProducts=15&pageNumber=1®ionBox=europe

TS Đức thân mến! Ở Việt Nam nghiên cứu khoa học đã là khó, TS là nữ chắc chắn còn gặp nhiều khó khăn hơn. Kết quả đạt được như vậy thật đáng khích lệ. Chúc TS luôn khoẻ và đạt nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học. Nếu ngày nào đó có điều kiện nhất định tôi sẽ tới thăm TS và nhóm nghiên cứu.

Bạn Wanner Bross thân mến! Bạn quan tâm tới khoa học của nước nhà như vậy cũng thực đáng mừng. Rất mong bạn một ngày nào đó được trao đổi và làm việc với bạn. Thư xin gửi về dịa chỉ: vu.quoctrung@chemie.tu-dresden.de

Thân,

Vũ Quốc Trung

 


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét