Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

VCCI: Doanh nghiệp Việt ngày càng nhỏ đi

VCCI: Doanh nghiệp Việt ngày càng nhỏ đi

VCCI: Doanh nghiệp Việt ngày càng nhỏ đi
Đại diện VCCI cho hay tỷ trọng doanh nghiệp siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng, trong khi doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 2%.
  • Giám đốc doanh nghiệp lận đận tìm việc

Theo báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2013 được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố sáng nay (8/4), tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp liên tục giảm từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Đến 1/1/2013, Việt Nam có trên 347.000 doanh nghiệp, tăng 7% so với năm trước. Đà tăng trưởng của 2011 và 2010 lần lượt là 12 và 17%. Bình quân giai đoạn 2010-2012,  tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp chỉ đạt 12%, thấp hơn mức 17% của giai đoạn 2007 - 2012 và chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2002 - 2006 (hơn 20%).
doanh-nghiep-3700-1396923450.jpg
Lần đâu tiên sau 10 năm, vốn của doanh nghiệp giảm. Ảnh: Anh Quân
Theo VCCI, suy giảm chủ yếu rơi vào khối doanh nghiệp thiết bị điện dân dụng Nhà nước và doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). "Nếu sự suy giảm của số lượng doanh nghiệp Nhà nước là theo chính sách cổ phần hóa, thì sự suy giảm của khu vực FDI đặt ra nhiều cân hỏi liên quan đến chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam", báo cáo nêu rõ.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đối mặt với việc quy mô doanh nghiệp ngày càng suy giảm. Theo bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, các doanh nghiệp hiện mới chỉ thay đổi về lượng, chứ chưa thay đổi về chất. Vị này thông tin, 60%  doanh nghiệp hiện nay là các đơn vị siêu nhỏ dưới 10 lao động, 90% dưới 50 lao động và đại đa số đều có dưới 200 người.
Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Thu Hằng - Tổng Thư ký VCCI đánh giá "quy mô doanh nghiệp đang ngày càng nhỏ đi". Điều này thể hiện qua số doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 2%. "Cơ cấu này dẫn đến hệ quả là Việt Nam thiếu doanh nghiệp đủ lớn để nâng cao năng suất", bà phát biểu
Ngoài ra, lần đầu tiên sau 10 năm, nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp giảm so với năm trước. Cụ thể, tổng nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp trong năm 2012 đạt khoảng 14,5 triệu tỷ đồng, giảm hơn 5% so với năm 2011, nguyên nhân do khó khăn của nền kinh tế sau khủng hoảng với các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cộng thêm việc tái cơ cấu doanh nghiêp Nhà nước.
Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu Điện Thành Vinh trong năm 2012 cũng giảm mạnh, chỉ còn 3,6% so với mức 36,6% của năm 2011, thấp hơn cả mức 15,5% của năm 2009, năm chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.
Giai đoạn 2007 - 2012 cũng chứng kiến sự lên ngôi của các công ty TNHH và các công ty cổ phần, chiếm gần 80% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2012. Bán buôn bán lẻ và sửa chữa ôtô xe máy là ngành có số doanh nghiệp hoạt động nhiều nhất, chiếm đến 40% tổng số doanh nghiệp của cả nước, tiếp đến là ngành công nghiệp chế biến chế tạo, ngành xây dựng.
Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét