Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Masan đưa mỏ Núi Pháo lên sàn chứng khoán

Masan đưa mỏ Núi Pháo lên sàn chứng khoán

Masan đưa mỏ Núi Pháo lên sàn chứng khoán Sau gần 5 năm sở hữu dự án Núi Pháo, Tập đoàn Masan sắp đưa đơn vị quản lý mỏ - Công ty Tài nguyên Masan (Masan Resources) niêm yết trên sàn UpCom.
  • Masan sắp khai thác mỏ kim loại hàng trăm triệu USD

"Công ty sẽ niêm yết trên sàn UpCom của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vào cuối năm nay với mục tiêu cuối cùng là gia nhập sàn chứng khoán chính", đại diện doanh nghiệp này cho biết trong hội nghị nhà đầu tư tổ chức chiều nay (20/7) tại Hà Nội. Điều này đồng nghĩa nghĩa với 720 triệu cổ phiếu Masan Resources sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, trở thành một trong những mã có vốn hóa lớn nhất HNX.

nui-phao-3035-1437401793.jpg

Tập đoàn Masan đã đầu tư 550 triệu USD vào mỏ Núi Pháo, trong đó có 250 triệu USD từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Núi Pháo được đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới khi chiếm 33% tổng sản lượng toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc). Đây là kim loại được sử dụng trong đầu khoan, dụng cụ cắt và thép chịu tải cao, các vi mạch xử lý cho điện thoại thông minh và thiết bị điện tử. 

Sau khi tinh luyện, phần lớn sản phẩm vonfram từ mỏ sẽ được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Do đó, ông Vũ Hồng - Phó tổng giám đốc Masan Resources nhận định một trong những nét độc đáo của công ty là doanh thu được tính bằng đôla Mỹ. "Đặc điểm này giúp Masan Resources phòng vệ với các rủi ro ở Việt Nam như tiền đồng mất giá, lạm phát. Nhà đầu tư có thể cân nhắc đây như một kênh đầu tư thay thế cho vàng và bất động sản", vị này nói. 

Theo kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2015- 2017, năm nay công ty đặt mục tiêu doanh thu gần 192 triệu USD, tăng lên 288 triệu vào năm 2016 và 320 triệu USD năm 2017. Lợi nhuận các năm tương ứng đạt 5,1; 52,4 và 94,4 triệu USD.

"90% sản lượng của mỏ Núi Pháo được bảo đảm bằng các hợp đồng bán hàng dài hạn với khách hàng trên toàn cầu, trong đó có những hợp đồng chiến lược trong 8 năm, tạo dựng đầu ra ổn định cho Núi Pháo", đại diện công ty nêu.

Masan Resources cũng cam kết hằng năm sẽ dành tối đa 50% thu nhập để trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư. "Mức chi trả này được tính bằng đôla Mỹ để chống trượt giá", doanh nghiệp thông tin.

Theo chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), với những doanh nghiệp ngành mỏ, cổ tức sẽ là chỉ tiêu quan trọng để tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư, bởi dòng tiền thu về sau khi đưa mỏ vào khai thác rất lớn.

Thống kê dữ liệu từ các công ty khai khoáng trên thế giới, vị này cho biết mức cổ tức có thể lên tới 30-47% thu nhập, tương đồng với mục tiêu mà ông chủ của Núi Pháo đưa ra. Giả sử giá tham chiếu của Masan Resources chạy từ 12.000 đến 25.000 đồng một cổ phiếu, đại diện VCSC tính toán lợi suất cổ tức (tỷ lệ giữa cổ tức và trị giá cổ phiếu) trung bình trong 10 năm dao động từ 7-15%, cao hơn bình quân của các đơn vị khác cùng ngành (0,6-3,6%).

"Mức trả cổ tức là tương đồng, nhưng xét về lợi suất cổ tức, Masan Resources khá cạnh tranh", vị này cho hay.

Nằm ở tỉnh Thái Nguyên, dự án Núi Pháo được cấp giấy phép thăm dò và khai thác trong năm 2005 sau khi các hoạt động khoan và thăm dò được bắt đầu từ năm 2000. Năm 2010, mỏ được chuyển giao từ Dragon Capital cho tập đoàn Masan sau thời gian dài ít tiến triển. Thời điểm đó, nguồn tin của báo Đầu tư chứng khoán cho biết Masan đã chi tới 250 - 300 triệu USD để cho thương vụ mua lại.

Đến nay, tập đoàn đã đầu tư 550 triệu USD vào dự án, biến đây trở thành mỏ vonfram đầu tiên trên thế giới gia nhập thị trường trong 15 năm qua. Masan Resources hiện có vốn điều gần 7.200 tỷ đồng, trong đó tập đoàn Masan nắm 74,2%. Tổng tài sản đến cuối năm 2014 là 25.106 tỷ đồng, tương đương 1,15 tỷ USD.

Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét