Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Áp thuế tự vệ có thể khiến người dân mua rẻ thành đắt

Áp thuế tự vệ có thể khiến người dân mua rẻ thành đắt

Áp thuế tự vệ có thể khiến người dân mua rẻ thành đắt
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng khi thị trường thế giới đi xuống mà vẫn áp thuế tự vệ thì không chỉ người tiêu dùng trong nước bị thiệt mà sản xuất nội địa cũng gặp khó.
  • Thị trường thép náo loạn vì đầu cơ / Bộ Công Thương 'cứu' doanh nghiệp thép nội

Nội dung áp thuế phòng vệ thương mại là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau khi Quốc hội bàn về luật Thuế xuất nhập khẩu chiều 25/3. Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo (Vĩnh Phúc) dẫn câu chuyện giá thép tăng sau khi Bộ Công Thương áp thuế tự vệ (có hiệu lực từ 23/3) để lưu ý về nội dung này.
Vị doanh nhân ngành thép cho hay, việc áp thuế nhập khẩu phôi thép 23% đã làm giá tăng cao, kéo theo các vật liệu xây dựng khác đi theo. "Việc này diễn ra trong bối cảnh giá thép các nước xung quanh giảm, còn hàng dienthanhvinh.com trong nước đắt hơn thế giới vì công nghệ kém là điều không nên", ông bày tỏ.
ap-thue-tu-ve-co-the-khien-nguoi-dan-mua-re-thanh-dat
Đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng áp thuế tự vệ thương mại cần chú ý đến yếu tố thị trường. Ảnh: Quochoi.vn
Theo đại biểu Bảo, việc áp thuế đã khiến người dân đang mua hàng giá rẻ bỗng thành đắt, làm thị trường đang ổn định bị biến động. Việc này cho thấy chính sách không hiệu quả. "Tôi đề nghị khi áp thuế tự vệ cần quan tâm trước hết đến thị trường. Tương tự với xăng dầu, khi thế giới đang giảm mà Việt Nam sản xuất ra nhưng giá cao hơn thì không nên xây dựng hàng rào bảo vệ", ông kiến nghị.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách – Phùng Quốc Hiển cũng cho hay, có ý kiến bày tỏ nội dung giao thẩm quyền cho Bộ Công Thương quy định thuế chống bán phá giá là chưa phù hợp.
Tuy nhiên, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phòng vệ thương mại là loại thuế nhập khẩu mang tính đặc thù, đánh vào hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu, nhằm bảo vệ sản xuất trong nước khi bị ảnh hưởng bởi hoạt động bán phá giá, trợ cấp của các nhà xuất khẩu nước ngoài vào thị trường Việt Nam.
Các biện pháp này chỉ được quyết định dựa trên kết quả điều tra về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ do Bộ Công Thương tiến hành khi có dấu hiệu về thiệt hại đối với thị trường trong nước. Số tiền thuế thu được không nộp vào ngân sách mà nộp vào tài khoản riêng do Bộ Công Thương quản lý, chỉ được nộp vào kho bạc khi có quyết định chính thức kết quả điều tra hoạt động phá giá và trợ cấp của doanh nghiệp nước ngoài.
"Việc quyết định thuế suất sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của Bộ Công thương. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể về mức hoặc khung thuế suất là phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời là lợi thế và tạo thuận lợi, chủ động cho các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc điều hành hoạt động thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó, cơ quan thiết bị điện thường trực xin Quốc hội cho phép giữ như dự thảo luật.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ số lần, thời gian được gia hạn cũng như cần quy định mức sàn với thuế phòng vệ thương mại.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội lý giải rằng, việc gia hạn đối với các loại thuế này và thời gian gia hạn phụ thuộc vào việc công ty thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện các biện pháp thương mại không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Trong trường hợp các công ty này bị áp thuế phòng vệ thương mại mà tuân thủ các quy định về thương mại thì các loại thuế trên sẽ không được tiếp tục gia hạn. Bên cạnh đó, việc không quy định cụ thể số lần, thời gian gia hạn và mức sàn đối với thuế phòng vệ thương mại là phù hợp với thông lệ quốc tế.
Liên quan đến việc giá thép tăng do áp thuế phòng vệ với thép, số liệu của Hiệp hội Thép (VSA) cho thấy, giá phôi thép hiện giao dịch ở mức 330 USD một tấn, tăng khoảng 20% so với đầu tháng 1/2016. Giá thép phế liệu ở mức 220 USD một tấn, cũng tăng khoảng 20%. 
Ông Hồ Nghĩa Dũng - Chủ tịch Hiệp hội cho biết bên cạnh giá nguyên liệu thế giới, thép tăng giá có nguyên nhân đến từ tâm lý đầu cơ của các đơn vị phân phối. Theo đó, các nhà thương mại muốn tích trữ, dự đoán giá thép sẽ tăng do việc áp thuế tự vệ thương mại đối với phôi thép và thép dài.
VSA cũng vừa có văn bản khuyến nghị các doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý, đẩy mạnh sản xuất phôi thép và thép dài, cung cấp đủ nhu cầu trong nước với chất lượng và giá cả cạnh tranh phù hợp với biến động thị trường giá thép thế giới.
Theo VSA, thực tế từ cuối năm 2015 đến nay, nhu cầu đối với phôi thép và thép xây dựng trong nước tiếp tục tăng. Trong 2 tháng đầu năm 2016, tổng lượng thép các loại bán ra tăng hơn 100%, trong đó thép xây dựng tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Chí Hiếu

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét