Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016

Thay lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nếu chậm cổ phần hóa

Thay lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nếu chậm cổ phần hóa

Thay lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước nếu chậm cổ phần hóa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước còn chậm do chỉ đạo chưa quyết liệt, công tác quản trị còn nhiều hạn chế.
  • Thủ tướng yêu cầu cổ phần hóa thêm doanh nghiệp Nhà nước / Doanh nghiệp Nhà nước đòi cạnh tranh sòng phẳng với tư nhân

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014-2015 diễn ra hồi cuối tháng hai vừa qua. Theo đó, người đứng đầu Chính phủ đặt mục tiêu trong giai đoạn này phải cổ phần hóa 432 doanh nghiệp, song việc bán cổ phần ra công chúng (IPO) sẽ tùy theo điều kiện thị trường.

Những doanh nghiệp chưa có điều kiện IPO sẽ chuyển thành công ty cổ phần với các cổ đông là Nhà nước, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược... nhằm mục tiêu tạo hàng hóa sẵn sàng cho thị trường chứng khoán.

doanh-nghiep-NN-6572-1393900921.jpg

Giai đoạn 2014 - 2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp. Ảnh: HH

Ngoài ra, nhiệm vụ tái cơ cấu lần này gắn nhiều hơn với người đứng đầu, cơ quan đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Cụ thể, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về kết quả tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách. Đặc biệt, sẽ kiên quyết thay thế, điều chuyển lãnh đạo các doanh nghiệp chần chừ, không nghiêm túc hoặc không thực hiện không thành công việc tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp.

Chính phủ cũng sẽ ban hành Nghị quyết về thoái vốn đầu tư ngoài ngành ở những doanh nghiệp Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không giữ cổ phần. Riêng việc thoái vốn tại các công ty đầu tư tài chính, ngân hàng thương mại thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, Thủ tướng đề xuất giao các ngân hàng thương mại nhà nước mua lại hoặc chuyển Ngân hàng Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu.

Theo báo cáo tình hình tái cơ cấu giai đoạn 2011-2013 và định hướng 2015, tính đến hết năm 2013, tổng tài sản của 18 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đạt gần 2 triệu tỷ đồng với tổng doanh thu trên 1,18 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước tại các đơn vị này chiếm 83% tổng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp.

Trước kết quả trên, Thủ tướng nhận xét doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò lớn trong nền kinh tế, song chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và yêu cầu đặt ra. Ngoài nguyên nhân khách quan do thị trường, người đứng đầu Chính phủ đánh giá còn có trách nhiệm của việc chỉ đạo chưa quyết liệt, chấp hành chưa nghiêm. công tác quản trị còn hạn chế.

Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét