Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

SCIC chưa vội bán cổ phiếu lớn

SCIC chưa vội bán cổ phiếu lớn

SCIC chưa vội bán cổ phiếu lớn
Các cổ phiếu như FPT, Nhựa Bình Minh hay Traphaco vẫn mang lại nguồn cổ tức lớn cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
  • 4 cổ phiếu 'vàng' của SCIC / SCIC giữ lại Vinamilk, thoái vốn Bảo Việt
Theo đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng phê duyệt, đến 2015 Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái vốn tại 376 doanh nghiệp không cần nắm giữ, phấn đấu giảm danh mục đầu tư xuống còn khoảng 100 đơn vị. Trong số này, có những doanh nghiệp SCIC đang là cổ đông lớn và lợi nhuận năm qua vẫn tăng trưởng như Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT), Công ty Nhựa Bình Minh (Mã CK: BMP), Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (Mã CK: NTP), Traphaco (Mã CK: TRA)...
Tuy nhiên, phát biểu trong một hội nghị mới đây, Tổng giám đốc SCIC Lại Văn Đạo cho biết tổng công ty chưa vội bán những cổ phiếu blue-chip mà sẽ thực hiện thoái vốn theo lộ trình.
SCIC cho biết sẽ tập trung xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt Chiến lược phát triển đến 2015, tầm nhìn 2020, làm rõ danh mục những ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp nắm giữ hoặc thoái vốn. Sau khi có quyết định, đơn vị này mới triển khai thoái hoặc tăng vốn tại các doanh nghiệp.
SCIC1-3811-1390622260.jpg
SCIC chưa vội bán những cổ phiếu bluechips trong danh mục đầu tư.
Theo Nghị định 151/2013/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC, định kỳ hàng quý hoặc hàng năm, tổng công ty sẽ đánh giá hiệu quả của những ngành nghề, lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế, gắn với diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình thị trường.
"Trước mắt, xem xét một số ngành có hiệu quả cao trong danh mục đầu tư mà SCIC đang quản lý như viễn thông, thực phẩm, tiêu dùng, y dược, tái bảo hiểm, nhựa, khai khoáng, xây dựng", tổng giám đốc Lại Văn Đạo nhận định.
Căn cứ lộ trình chung cho giai đoạn 2013-2015, SCIC sẽ tiếp tục phân tích, đánh giá và triển khai tái cơ cấu tại từng doanh nghiệp trong nhóm phải thoái vốn hoặc tiếp nhận, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo tính hấp dẫn cho nhà đầu tư, tìm kiếm nhà đầu tư tiềm năng. Việc tái cơ cấu tập trung các nhóm giải pháp chính như tái cơ cấu ngành nghề kinh doanh, tài chính, quản trị doanh nghiệp, tăng cường giám sát các doanh nghiệp thuộc diện giám sát đặc biệt...
Lãnh đạo SCIC cũng khẳng định quá trình thoái vốn thời gian tới sẽ thuận lợi hơn khi Chính phủ đã cho phép tổng công ty thực hiện một số cơ chế đặc thù, được quy định trong Nghị định 151. Cụ thể, SCIC được chủ động bán vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước không cần nắm giữ theo nhiều hình thức như khớp lệnh, đấu giá công khai, chào bán cạnh tranh, bán thỏa thuận, hoán đổi cổ phiếu. Ngoài ra, Chính phủ cũng cho phép SCIC hạ giá khởi điểm khi khi bán đấu giá không thành công; đấu giá bán cả lô đối với các doanh nghiệp phải thoái vốn toàn bộ và được phép bán thấp hơn mệnh giá với các doanh nghiệp thua lỗ nhằm thu hồi tối đa phần vốn nhà nước đã đầu tư.
Sang năm 2014, lãnh đạo SCIC xác định đây là năm bản lề cho bước phát triển mới với nhiều cơ hội và thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu.. Tổng công ty sẽ tập trung triển khai nhiệm vụ được giao, tiếp tục nâng cao hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp trong danh mục đầu tư. Đồng thời, tập trung thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ vốn, tích tụ tập trung vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực trọng yếu.
Tính đến hết năm 2013, SCIC đã thực hiện bán vốn tại hơn 600 doanh nghiệp, thu về cho Nhà nước gần 4.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013, lợi nhuận trước thuế của tổng công ty đạt 4.500 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước đạt 18,7%.
Phương Linh

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét