Thứ Hai, 11 tháng 4, 2016

Chính phủ sẽ làm hết sức để tăng tổng cầu

Chính phủ sẽ làm hết sức để tăng tổng cầu

Chính phủ sẽ làm hết sức để tăng tổng cầu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ thúc đẩy tăng trưởng thông qua đầu tư công, tăng tín dụng, tạo thị trường và cải thiện sức mua cho doanh nghiệp.
  • 'Kinh tế Việt Nam ốm không ra ốm, khỏe không ra khỏe' / Cảnh giác với lạm phát thấp
Thông tin trên được đưa ra trong văn bản kết luận của Thủ tướng sau khi tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp tổ chức mới đây.
Trước đó, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết GDP quý I/2014 tăng 4,96% so với cùng kỳ, chủ yếu do đầu tư của khu vực doanh nghiệp nước ngoài (FDI), còn tổng cầu trong nước vẫn ở mức thấp. Lạm phát 4 tháng đầu năm chỉ ở 0,88%, thấp nhất trong nhiều năm qua.
tong-cau-7008-1400058916.jpg
Chính phủ đưa ra nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo GDP năm 2014 tăng 5,8%. Ảnh: Anh Quân
"Sản xuất còn gặp khó khăn và sức mua của thị trường thấp nên một số loại sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm", Tổng cục Thống kê lý giải về việc giá cả ít biến động trong những tháng đầu năm.
Một báo cáo của HSBC cũng nhấn mạnh lạm phát trong nước thấp chủ yếu do lòng tin người tiêu dùng suy giảm. "Điều đáng lo ngại là nếu đầu tư và chi tiêu thiếu hiệu quả trong thời gian quá dài thì nhiều thiệt hại sẽ giáng vào nền kinh tế, gây ra những hậu quả dài hạn", nhóm nghiên cứu của HSBC cảnh báo.
Do đó, việc Thủ tướng ra thông điệp: "Chính phủ sẽ làm hết sức để tăng tổng cầu" như một cam kết nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đảm bảo tăng trưởng kinh tế năm 2014 ở mức 5,8%, các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển ổn định, bền vững hơn.
Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô để cộng đồng doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh. Kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất, ổn định tỷ giá, bảo đảm cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối, giá trị đồng tiền Việt Nam ổn định…
Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, bảo đảm chất lượng tín dụng, cơ cấu lại các khoản vay với lãi suất cao trước đây; phát triển nguồn vốn thông qua thị trường chứng khoán để doanh nghiệp huy động được các nguồn vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển.
Những năm gần đây, kinh tế toàn cầu chậm hồi phục sau suy thoái đã tác động xấu đến nền kinh tế trong nước. Số lượng doanh nghiệp còn hoạt động chỉ khoảng 400.000 đơn vị, trong đó 97-98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiệu quả kinh doanh chưa cao, khả năng sử dụng lao động thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực quản trị hạn chế...
Huyền Thư

, ,

0 nhận xét:

Đăng nhận xét